1900 055 586

Cách bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

04/02/2021 | 611 Lượt xem

1.Áp dụng biện pháp công nghệ

Chủ sở hữu đưa ra các thông tin liên quan đến nhãn hiệu của mình lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ. Nhằm thông báo rằng, nhãn hiệu đang là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu của mình đang được bảo hộ. Và khuyến cáo người khác không được xâm phạm.

Các thông tin cần được đưa ra để đưa lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ bao gồm:

  • Căn cứ phát sinh
  • Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu
  • Phạm vi, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
  • Và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ.

Có thể hiểu đây là cách quảng bá sản phẩm của chính công ty mình. Để mọi người, người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình rộng rãi hơn. Và để mọi người biết đến nhãn hiệu của mình.

2.Yêu cầu tổ chức, cá nhân chấm dứt thực hiện hành vi xâm phạm

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh; Văn bằng bảo hộ; phạm vi; thời hạn bảo hộ. Và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

3.Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý

Khi thực hiện cách này, chủ sở hữu sẽ phải có đơn yêu cầu và phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo

3.1.Đơn yêu cầu

Đơn yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau: 

  • Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu
  • Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm. (Có thể là người đại diện nếu có).
  • Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu
  • Tên, địa chỉ của người xâm phạm, người bị nghi ngờ là xâm phạm.
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan; người làm chứng (nếu có)
  • Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Như loại quyền; căn cứ phát sinh quyền; tóm tắt về đối tượng quyền.
  • Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm
  • Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm
  • Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
  • Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

3.2.Tài liệu, chứng cứ, hiện vật kèm theo

  • Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền. Ở đây là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hoặc có thể nộp bản sao kèm bản chính.
  • Chứng cứ chứng minh xâm phạm: 

+ Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện nhãn hiệu đang là đối tượng được bảo hộ.

+ Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét vi phạm.

+ Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với nhãn hiệu được bảo hộ.

+ Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.

  • Bản sao Thông báo của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ gửi cho người xâm phạm. 
  • Chứng cứ về thiệt hại do sản phẩm xâm phạm gây ra cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.
  • Chứng cứ và hiện vật về hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; hoặc sản phẩm; bộ phận sản phẩm; đề can; nhãn; mác; bao bì hàng hoá; nguyên liệu; vật liệu; phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.
  • Chứng cứ chứng minh yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt. 

4.Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài

Đây có thể được coi là cách cuối cùng để bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu. Chủ sở hữu cũng sẽ nộp đơn, và các tài liệu, chứng cứ chứng minh về hành vi vi phạm đến tòa án hoặc trọng tài. Quá trình thực hiện sẽ áp dụng theo luật chuyên ngành.

Việc khởi kiện ra tòa án hay trọng tài sẽ có thể tốn một thời gian dài và có thể tốn một khoản chi phí lớn. 

5.Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu  

Người vi phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hình sự, hay hành chính. Tùy thuộc theo tính chất, mức độ vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 

Trên đây là nội dung về Cách bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu Công ty Luật TKB gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.

Trân trọng!

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng – thực trạng, nguyên nhân và biện pháp xử lý

Tình trạng hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng đang diễn biến cực kỳ phức tạp và xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó đã và đang trở thành một vấn nạn không chỉ riêng cho các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vậy thực chất, thế nào là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và pháp luật quy định ra sau về vấn đề này?

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo