1900 055 586

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản

04/02/2021 | 521 Lượt xem

Với ưu điểm của hợp đồng thuê tài sản, nên đây là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại hợp đồng này đã được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Tuy vậy, các tranh chấp phát sinh bởi hợp đồng thuê tài sản vẫn thường xuyên xảy ra. Vậy, làm thế nào để giải quyết hợp đồng thuê tài sản khi có tranh chấp. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

  1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

  1. Hợp đồng thuê tài sản là gì?

Khi đề cập đến hợp đồng, vấn đề đầu tiên không thể không nhắc đến, là tiền đề, căn cứ cho các giao dịch đó là sự thỏa thuận. Đối với hợp đồng thuê tài sản cũng vậy. Căn cứ Điều 472 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định như sau:

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê“.

Riêng đối với hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác là những tài sản đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, hợp đồng thuê tài sản có những đặc điểm sau:

  • Hợp đồng thuê tài sản luôn là hợp đồng song vụ. Bên cho thuê có nghĩa vụ giao tài sản cho bên thuê và bên thuê có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên cho thuê.
  • Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng có trả tiền và có đền bù.
  • Đối tượng của hợp đồng là tài sản. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
  1. Hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản khác nhau như thế nào?

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được (Điều 494 BLDS 2015).

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại hợp đồng này là bên mượn tài sản không phải trả tiền mà chỉ phải trả lại tài sản cho bên cho mượn, đối với hợp đồng thuê tài sản thì bên thuê có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho thuê.

Theo đó,

  • Nếu hợp đồng thuê tài sản mà không có thỏa thuận về nghĩa vụ trả tiền thuê thì đó là hợp đồng mượn tài sản.
  • Hợp đồng mượn tài sản thì đối tượng là những tài sản không tiêu hao hoặc có tiêu hao ít và không làm thay đổi công dụng của tài sản (tùy vào từng trường hợp).
  1. Hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng gửi giữ tài sản khác nhau như thế nào?

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công (Điều 554 BLDS 2015).

Theo đó, hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng gửi giữ tài sản đều giống nhau ở đối tượng của hợp đồng là tài sản. Điểm khác nhau giữa hai loại hợp đồng này khá dễ nhận thấy ở:

Thứ nhất, nghĩa vụ trả tiền:

  • Hợp đồng thuê tài sản: Bên thuê có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho thuê
  • Hợp đồng gửi giữ tài sản: có thể trả tiền hoặc không trả tiền

Thứ hai, vấn đề về quyền tài sản:

  • Hợp đồng thuê tài sản: bên thuê có nghĩa vụ sử dụng tài sản đúng công dụng, mục đích. Được quyền cho thuê lại nếu được bên cho thuê đồng ý.
  • Hợp đồng gửi giữ tài sản: Bên nhận gửi giữ chỉ được bảo quản tài sản nhận gửi giữ và không được sử dụng tài sản vào mục đích khác.
  1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản như thế nào?

Khi bên thuê hoặc bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng thuê dẫn đến quyền và lợi ích bị xâm phạm:

  • Bên bị xâm phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng như đã phân tích ở trên.
  • Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định tại Điều 177 BLDS 2015 về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
  • Ngoài việc chấm dứt hợp đồng bằng các cách trên, các bên có thể yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phạt vi phạm theo thỏa thuận của hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại.

Khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp cần lưu ý:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú theo quy định tại Điều 35, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015.

Hồ sơ khởi kiện phải đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015.

Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án cũng được hướng dẫn cụ thể trong BLTTDS 2015.

  1. Khi nộp đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét và thụ lý đơn khởi kiện, sau đó cần tiến hành nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tạm ứng án phí.
  2. Tòa án sẽ tiến hành giai đoạn chuẩn bị xét xử (họp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải, …).
  3. Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và có bản án, nếu các bên không đồng ý với bản án thì có quyền nộp đơn kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Trên đây là phần trình bày về hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản. Trong trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề gì chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ và tư vấn. Với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm qua thực tiễn vụ án chúng tôi cung cấp các dịch vụ giải quyết:

  • Tranh chấp đòi lại nhà cho thuê;
  • Tranh chấp đòi lại đất cho thuê;
  • Tranh chấp việc sửa chữa, tu bổ tài sản thuê;
  • Tranh chấp về việc tài sản thuê đã đem thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc các biện pháp bảo đảm khác tại ngân hàng hoặc các cá nhân, tổ chức khác;
  • Tranh chấp về cho thuê lại;
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi tài sản thuê bị hư hỏng, cháy, vỡ hoặc do thiên tai, lũ lụt gây ra;
  • Các tranh chấp khác liên quan đến tài sản thuê và điều khoản trong hợp đồng thuê

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản Công ty Luật TKB gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.

Trân trọng!

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo