1900 055 586

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

04/02/2021 | 329 Lượt xem

Nhãn hiệu được coi là một trong những tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là thứ gắn liền với doanh nghiệp, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Nhãn hiệu như một cái tên riêng, một dấu hiệu để khách hàng có thể nhận diện và ghi nhớ doanh nghiệp đó, phân biệt với những doanh nghiệp khác có cùng ngành nghề.

Nếu doanh nghiệp không bảo hộ nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp khác có thể (vô tình hoặc cố ý) sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự và hưởng lợi từ uy tín và mối liên hệ mà chính chúng ta đã tạo dựng với khách hàng và đối tác kinh doanh.

Do vậy, bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp:

• Bảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau;

• Giúp cho các doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ;

• Tạo cho doanh nghiệp một công cụ tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín và hình ảnh của một thương hiệu;

  1. Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu

Chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu bao gồm cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó, bao gồm:

  • Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Lưu ý: Nhãn hiệu dù đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

  1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

STT

Các bước

Nội dung

1

Chuẩn bị tài liệu

 

 

 

 

Đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, cần có thêm:

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu

- Bản đồ khu vực địa lý

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu

2

Các tài liệu khác (nếu có)

- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3

Yêu cầu với đơn đăng ký

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt;

- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4.

- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa;

- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông.

- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

4

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu

- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

 

  1. Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu:

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
  1. Cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký thương hiệu

- Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Địa chỉ:384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh - Địa chỉ:8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng - Địa chỉ: Số 26 Nguyễn Chí Thanh,Thành phố Đà Nẵng

 

Trong trường hợp bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu, bạn phải chờ đợi hơn 1 năm (thực tế có thể lên đến 18-24 tháng) mới có kết quả thẩm định nội dung và biết nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ vì lý do gì. Nếu muốn đăng ký bảo hộ lại nhãn hiệu đó bạn phải thực hiện lại thủ tục từ đầu và tiếp tục chờ đợi hơn 1 năm nữa.

Để tiết kiệm thời gian cho bạn cũng như bảo vệ quyền và lợi ích tối đa, lựa chọn tốt nhất là tìm đến luật sư chuyên về Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH TKB.

Trên đây là quy định chung, điều kiện và hướng dẫn việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Cá nhân, tổ chức, quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu/ thương hiệu liên hệ theo địa chỉ đã nêu hoặc Công ty Luật TKB để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo