1900 055 586

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật

04/02/2021 | 442 Lượt xem

1.Kiểu dáng công nghiệp là gì

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp có chức năng thẩm mỹ: hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng tính độc đáo, vẻ đẹp, sự bắt mắt.

2.Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau:

2.1.Có tính mới

 

Là kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai, dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

2.2.Có tính sáng tạo

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

2.3.Có khả năng áp dụng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

3.Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Không phải kiểu dáng nào cũng có thể là đối tượng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một số đối tượng không được bảo hộ với tư cách là kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

– Hình dáng bên ngoài được quyết định hoàn toàn bởi chức năng của sản phẩm,

– Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

4.Những người sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

– Tác giả (tức là người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công sức, lao động sáng tạo của bản thân mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện, vật chất của chính bản thân mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp;

– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc với tác giả nếu không có các thỏa thuận khác;

– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

– Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Trên đây là nội dung Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật Công ty Luật TKB gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.

Trân trọng!

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp - Luật mới nhất 2021

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục rất quan trọng đối với việc phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ hoặc chưa nắm được quy trình đăng ký chính xác. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp Quý khách nắm rõ.

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đang thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. y. Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước; cũng như đưa công nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực được coi là khâu then chốt, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Vậy, làm thế nào để thực hiện thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ đúng quy định của pháp luật? Luật TKB sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng những thông tin sơ bộ về thủ tục chuyển giao công nghệ trong bài viết dưới đây.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo