I. Quyền sở hữu công nghiệp và chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
“4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Theo Luật sở hữu trí tuệ, có 2 kiểu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp gồm: chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể:

– Đối với chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho cá nhân hay tổ chức khác (Căn cứ Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
– Đối với chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình (Căn cứ khoản 1 Điều 141 Luật SHTT 2005).
Do đó, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là một lĩnh vực nằm trong phạm vi điều chỉnh của phạm trù nhượng quyền thương mại.
II. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Luật TKB sẽ phân tích và hướng dẫn những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:
STT
|
Nội dung
|
Chi tiết
|
1
|
Căn cứ pháp lý
|
|
2
|
Thành phần hồ sơ
|
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải gồm các tài liệu sau đây:
“a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;
d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
h) Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây:
(i) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ;
(ii) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trong trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại yêu cầu về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định.”.
|
3
|
Thẩm quyền
|
Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập.
|
4
|
Thời gian xử lý
|
Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).
|
5
|
Một số lưu ý liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
|
Khi tham gia chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam các đối tác cần chú ý
-
Nội dung của quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phải chính xác
-
Nêu rõ quyền và nghĩa vụ của 2 bên liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệpQuyền, nghĩa vụ của bên đối tác
-
Giá cả, phí chuyển giao định kỳ, phương thức thanh toán
-
Thời gian có mại lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
|
Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: luattkb@gmail.com hoặc hotline 1900.055.586