Căn cứ pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
1.Khái niệm về kháng cáo
Bản án được tuyên ở phiên tòa sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực thi hành ngay mà nếu như đương sự hoặc những chủ thể khác được quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm thì có quyền kháng cáo để yêu cầu xem xét lại bản án đó.
Và trong trường hợp có kháng cáo thì không phải ai cũng có quyền kháng cáo mà chỉ có những người được quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 thì mới có quyền kháng cáo:
-
Đương sự: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
-
Người đại diện hợp pháp của đương sự.
-
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
Vậy, kháng cáo là quyền của đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm.

2.Thời hạn kháng cáo trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng với ngân hàng
-
Theo quy định của BLTTDS 2015 thì quyền kháng cáo chỉ được thực hiện đối với trường hợp các bản án, quyết định chưa có hiệu lực thi hành và thời hạn kháng cáo thường là trong vòng 15 ngày kể từ ngày tòa án sơ thẩm ra bản án.
-
Nếu như trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng với ngân hàng mà cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án cấp sơ thẩm thì thời hạn rút ngắn còn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
-
Nếu đơn kháng cáo được gửi qua đường bưu cục thì ngày kháng cáo sẽ bắt đầu được xác định từ ngày bưu cục nơi gửi đóng dấu trên bì thư.
Trình tự thủ tục kháng cáo vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng với ngân hàng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kháng cáo gồm: đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có). Đơn kháng cáo thường gồm những nội dung sau:
-
Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo.
-
Tên, địa chỉ của người kháng cáo
-
Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
-
Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo
-
Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo
Bước 2: Nộp đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án/quyết định sơ thẩm. Trong trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Tòa cấp phúc thẩm.
Bước 3: TAND xét xử sơ thẩm nhận và thụ lý đơn kháng cáo
-
Nếu đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án chấp nhận đơn kháng cáo và thông báo nộp án phí phúc thẩm;
-
Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn.
-
Đương sự có liên quan đến kháng cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Bước 3: TAND xét xử sơ thẩm nộp đơn kháng cáo và toàn bộ hồ sơ vụ án đến TAND xét xử phúc thẩm để được giải quyết.
Trên đây là nội dung về Thủ tục kháng cáo trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng với ngân hàng Công ty Luật TKB gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.
Trân trọng!