1900 055 586

Đăng ký thuế đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh

04/02/2021 | 486 Lượt xem
  1. Địa điểm kinh doanh có thể đăng ký khác tỉnh so với trụ sở chính của doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Về việc thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, Điểm 2, Điều 33, Nghị định về đăng ký kinh doanh số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định: “Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh“.

Trong thực tế kinh doanh, quy định trên đã hạn chế rất nhiều khả năng mở rộng quy mô bán hàng của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018 đã sửa đổi quy định trên (tại Điểm 9, Điều 1): “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính” .

Như vậy, doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại những tỉnh, thành phố không phải là nơi đặt trụ sở, cũng có thể là nơi mà doanh nghiệp không thành lập chi nhánh. Theo đó, quy định được sửa đổi nêu trên đã mở rộng khung pháp lý của nhà nước đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của doanh nghiệp khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh là mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính. Khác với chi nhánh, địa điểm kinh doanh có thủ tục thành lập và thay đổi khá gọn nhẹ, chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền, hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính,…Chính sự gọn nhẹ, dễ quản lý đó là một ưu thế lớn của địa điểm kinh doanh.

  1. Hướng dẫn đăng ký thuế đối với địa điểm kinh doanh

Ngày 12/8/2019, Tổng cục Thuế ban hành công văn số 3200/TCT-KK hướng dẫn về việc “quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp khác tỉnh với đơn vị chủ quản”. Theo công văn đó và từ các văn bản liên quan, quy định về quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh với đơn vị chủ quản sẽ như sau:

“Cục Thuế (tỉnh, thành phố) sẽ phân công cơ quan thuế (Chi cục Thuế quận, huyện hoặc khu vực) quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh căn cứ vào thông tin đăng ký của địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được cơ quan thuế quản lý trực tiếp cấp mã số thuế 13 số. Mã số thuế 13 số này không liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh.”

Quy định này khác với quy định tại Điểm 6, Điều 8, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp: “Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh”.

Quy định này cũng khác với quy định tại Khoản h, Điểm 1, Điều 5, Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính:

“h) Mã số thuế 13 số được cấp cho:

– Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Các địa Điểm kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh trong trường hợp các địa Điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp huyện nhưng khác địa bàn cấp xã.”

Địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn với đơn vị chủ quản (doanh nghiệp hoặc chi nhánh được giao quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh). Do đó, đơn vị chủ quản phải gửi thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế. Địa điểm kinh doanh không phải thực hiện các quy định này. Đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT phát sinh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cho từng địa điểm kinh doanh khác tỉnh với nơi đơn vị chủ quản đóng trụ sở.

Về lệ phí Môn bài: Cơ quan chủ quản địa điểm kinh doanh thực hiện kê khai, nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh theo hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 95/2016/TT-BTC. Việc hướng dẫn chính thức về đăng ký thuế đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố với đơn vị chủ quản đang được Tổng cục Thuế dự thảo trình Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn luật doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản

Hiện nay, với định hướng, mục tiêu phát triển của nhiều công ty dẫn đến nhu cầu đăng ký văn phòng đại diện là rất lớn. Tuy vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp băn khoăn chưa biết cần chuẩn bị gì, thủ tục đăng ký như thế nào nhanh chóng. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn Quý khách thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản.

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN; THÔNG BÁO LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thông báo lập địa điểm kinh doanh là các phương thức thường được các doanh nghiệp chọn lựa khi muốn mở rộng phạm vi hoạt động. Vậy quy trình đăng ký hoạt động/thông báo lập các đơn vị này được thực hiện ra sao? Luật TKB sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng

Hiện nay, nhu cầu thành lập chi nhánh công ty của các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng nhiều. Tuy vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp không có đủ kiến thức pháp luật dẫn đến việc đăng ký thành lập chi nhánh kéo dài, tốn thời gian, tiền bạc. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng để quý khách tham khảo.

SỰ KHÁC NHAU CỦA ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở do đó mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, tại bài viết này, Luật TKB so sánh điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo