0987 691799

Quyền đại diện của giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp

04/02/2021 | 745 Lượt xem

Nếu doanh nghiệp là một thực thể vô tri vô giác thì con người sẽ là thực thể sống, giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc của mình thông qua người đại diện pháp luật. Người đại diện pháp luật đóng vai trò rất lớn trong doanh nghiệp, thay mặt doanh nghiệp quản lý và thực hiện tất cả các hoạt động. Tùy theo mô hình doanh nghiệp mà người đại diện theo pháp luật có sự khác nhau. Trong doanh nghiệp TNHH thì người đại diện theo pháp luật là chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc. Trong doanh nghiệp cổ phần là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc. Lựa chọn người nào làm người đại diện theo pháp luật là tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thể hiện điều đó một cách minh thị trong điều lệ của mình.

Nhiều người vẫn nhập nhằng giữa phạm vi quyền và nghĩa vụ của người đại diện phap luật với giám đốc chi nhánh. Vậy người đại diện pháp luật của doanh nghiệp và giám đốc chi nhánh có phải là một không? Phạm vi quyền và nghĩa vụ của giám đốc chi nhánh như thế nào?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động bằng cách thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 45, Luật Doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, người đứng đầu chi nhánh sẽ có nhiệm vụ thực hiện các công việc mà người Tổng giám đốc doanh nghiệp ủy quyền cho các giám đốc chi nhánh (người đứng đầu chi nhánh).

Trên thực tế, các chi nhánh đều có người đứng đầu hay còn gọi làm giám đốc chi nhánh. Dù doanh nghiệp có bao nhiêu nhánh đi chăng nữa thì người ta cũng chỉ nhìn vào đó với tư cách là một doanh nghiệp mà thôi. Do đó, pháp luật về doanh nghiệp không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhiều hay ít chi nhánh, tất cả đều là doanh nghiệp và đều chỉ có những người đại diện theo pháp luật được quy định rõ ràng trong Điều lệ của doanh nghiệp.

Người đại diện pháp luật sẽ đương nhiên có quyền điều phối toàn bộ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, bao gồm cả các chi nhánh và văn phòng đại diện.  Chi nhánh phải nằm trong sự kiểm soát của người đại diện pháp luật. Cụ thể, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp ký kết các hợp đồng mà chưa được sự chấp thuận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì pháp luật hợp đồng sẽ coi đấy là hợp đồng vô hiệu.

Như vậy:

  1. Người giám đốc đứng đầu chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện của doanh nghiệp.
  2. Do giám đốc doanh nghiệp là người duy nhất có quyền đại diện cho doanh nghiệp nên phạm vi ủy quyền rộng hay hẹp do giám đốc quyết định. Đồng thời bất cứ lúc nào cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho giám đốc chi nhánh.

Đã có rất nhiều trường hợp, giám đốc chi nhánh lạm quyền dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chẳng hạn như “Chi nhánh một ngân hàng mở một điểm giao dịch và gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Kết quả là cơ quan đăng ký kinh doanh đã từ chối việc mở phòng giao dịch trên với lý do “giám đốc chi nhánh A ký tên thừa ủy quyền của người đại diện theo pháp luật ngân hàng X trên văn bản thông báo, nhưng không được đóng dấu của chi nhánh A mà phải đóng dấu của ngân hàng X mới bảo đảm tư cách pháp nhân, mới phù hợp tư cách nhân danh bên ủy quyền”. Thực tế có phải vậy không?” ( Theo Phạm Hoài Huấn)

Giám đốc chi nhánh được sự ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp để đại diện cho doanh nghiệp trong phạm vi nhất định. Việc mở một chi nhánh mới là ngoài phạm vi quyền lực của Giám đốc chi nhánh.

Như vậy, Giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp không đương nhiên có quyền đại diện doanh nghiệp mà chỉ thực hiện quyền đại diện đó khi được sự ủy quyền của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Hiểu được bản chất quyền lực của Giám đốc chi nhánh, để từ đó có thể nhận thức đúng, hành động của mình có thuộc phạm vi được ủy quyền hay không. Từ đó tránh được các vụ việc không mong muốn xảy ra.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn luật doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Kê khai thuế đối với chi nhánh

Trong nhiều trường hợp để thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thường mở các chi nhánh phụ thuộc ở những địa điểm khác với trụ sở chính. Và khi đó doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục mở chi nhánh tại phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở. Vậy vấn đề đặt ra là tại chi nhánh phụ thuộc doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai, nộp thuế đối với chi nhánh như thế nào?

Những văn bản mà giám đốc chi nhánh được ký, đóng dấu

Để xác định Giám đốc chi nhánh được đóng dấu vào những văn bản nào thì cần phải xác định phạm vi đại diện ở đây nhân danh ai và được thực hiện phạm vi ủy quyền trong giới hạn nào theo như thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Giám đốc Chi nhánh được phép ký và đóng dấu vào các văn bản thuộc thẩm quyền của đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, Giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng

Hiện nay, nhu cầu thành lập chi nhánh công ty của các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng nhiều. Tuy vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp không có đủ kiến thức pháp luật dẫn đến việc đăng ký thành lập chi nhánh kéo dài, tốn thời gian, tiền bạc. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng để quý khách tham khảo.

SỰ KHÁC NHAU CỦA ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở do đó mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, tại bài viết này, Luật TKB so sánh điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Khi thành lập doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải hiểu rằng việc kinh doanh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro về pháp lý khi hệ thống pháp luật của ta chưa thật sự hoàn thiện. Có những doanh nghiệp kinh doanh nhiều năm đến khi bị phạt mới bất ngờ biết rằng địa điểm kinh doanh của mình không đúng với quy định pháp luật. Vậy lựa chọn địa điểm kinh doanh như thế nào để phù hợp với nhu cầu đăng ký kinh doanh và phù hợp với quy định pháp luật?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản

Hiện nay, với định hướng, mục tiêu phát triển của nhiều công ty dẫn đến nhu cầu đăng ký văn phòng đại diện là rất lớn. Tuy vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp băn khoăn chưa biết cần chuẩn bị gì, thủ tục đăng ký như thế nào nhanh chóng. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn Quý khách thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 0987.691.799  

Email: luattkb@gmail.com

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo