0987 691799

Thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh

04/02/2021 | 395 Lượt xem

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ theo quy định đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nếu thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc nơi chi nhánh đặt trụ sở (nếu thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).

Doanh nghiệp cần lưu ý là, địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp hoặc chi nhánh mà nó phụ thuộc và không được cấp mã số thuế riêng.

  1. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, quy trình Thông báo lập địa điểm kinh doanh như sau:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Khi thành lập doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải hiểu rằng việc kinh doanh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro về pháp lý khi hệ thống pháp luật của ta chưa thật sự hoàn thiện. Có những doanh nghiệp kinh doanh nhiều năm đến khi bị phạt mới bất ngờ biết rằng địa điểm kinh doanh của mình không đúng với quy định pháp luật. Vậy lựa chọn địa điểm kinh doanh như thế nào để phù hợp với nhu cầu đăng ký kinh doanh và phù hợp với quy định pháp luật?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng

Hiện nay, nhu cầu thành lập chi nhánh công ty của các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng nhiều. Tuy vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp không có đủ kiến thức pháp luật dẫn đến việc đăng ký thành lập chi nhánh kéo dài, tốn thời gian, tiền bạc. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng để quý khách tham khảo.

Những văn bản mà giám đốc chi nhánh được ký, đóng dấu

Để xác định Giám đốc chi nhánh được đóng dấu vào những văn bản nào thì cần phải xác định phạm vi đại diện ở đây nhân danh ai và được thực hiện phạm vi ủy quyền trong giới hạn nào theo như thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Giám đốc Chi nhánh được phép ký và đóng dấu vào các văn bản thuộc thẩm quyền của đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, Giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

Sự khác nhau giữa chi nhánh và Văn phòng đại diện

Chi nhánh và văn phòng đại diện có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, chúng vẫn có những khác biệt nhất định về chức năng, thuế, hình thức hạch toán… Vậy dựa trên cơ sở nào để chọn loại hình phù hợp và chúng khác nhau ra sao?

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN; THÔNG BÁO LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thông báo lập địa điểm kinh doanh là các phương thức thường được các doanh nghiệp chọn lựa khi muốn mở rộng phạm vi hoạt động. Vậy quy trình đăng ký hoạt động/thông báo lập các đơn vị này được thực hiện ra sao? Luật TKB sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội và các tỉnh/Tp trên toàn quốc, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả

Công ty Luật TKB cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội và các tỉnh tỉnh/Tp trên cả nước nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Đội ngũ Luật sư với kiến thức chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ quý khách đăng ký thành lập chi nhánh công ty thành công.

SỰ KHÁC NHAU CỦA ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở do đó mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, tại bài viết này, Luật TKB so sánh điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 0987.691.799  

Email: luattkb@gmail.com

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo