1900 055 586

Những điều cần lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp

11/08/2021 | 667 Lượt xem

Một trong những việc quan trọng đầu tiên trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp đó chính là vấn đề đặt tên.

1. Tên doanh nghiệp phải gồm 02 thành tố

Loại hình doanh nghiệp + tên riêng.  

Trong đó:

- Loại hình doanh nghiệp: nếu là công ty cổ phần thì được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP" v.v.

- Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ: Công ty CP LawSoft.

2. Tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký

- Trước khi đăng ký tên công ty, nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

3. Cấm đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên, tên viết tắt của doanh nghiệp khác

- Tên trùng là tên tiếng Việt đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt đã đăng ký.

- Tên gây nhầm lẫn:

+ Tên tiếng Việt đề nghị đăng ký đọc giống như tên đã đăng ký.

+ Tên viết tắt đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt đã đăng ký.

+ Tên bằng tiếng nước ngoài đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài đã đăng ký.

+ Tên riêng đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại: số tự nhiên, số thứ tự, chữ cái tiếng Việt, F, J, Z, W ở phía sau; ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”; từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước; từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Lưu ý: "Doanh nghiệp khác" ở trên không bao gồm những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

4. Một số điều cấm khác

- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty mình; trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

- Không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

 

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc cải thiện, nâng cao sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh ở Việt Nam để thu hút các nguồn lực rong và ngoài nước có vai trò đặc biệt quan trọng, thực tế đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về đăng ký kinh doanh. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh mà trọng tâm là đơn giản hóa trình tự đăng ký kinh doanh, nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, để quá trình đăng ký kinh doanh diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm sau:

BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐIỀU LỆ TRONG DOANH NGHIỆP

Ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được Quốc hội biểu quyết thông qua thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Một trong những điểm thay đổi nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014 là những quy định liên quan đến vốn điều lệ cũng như thủ tục góp vốn và đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Những quy định này đã xử lý được bất cập về tình trạng vốn “ảo”, vốn “khống” hay những tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông công ty về tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. Bài viết dưới đây sẽ phân tích bản chất của vốn điều lệ và vai trò của vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

5 LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN LUẬT SƯ

Cùng với phát triển nhanh chóng của xã hội, các doanh nghiệp đang dần ý thức được vai trò của việc tuân thủ pháp luật đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính tuân thủ quy định pháp luật trong khối doanh nghiệp, hiện nay khoảng 95% các doanh nghiệp lớn đang sử dụng dịch vụ pháp lý nội bộ thông qua Bộ phận pháp chế/ Phòng, Ban pháp chế. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sử dụng pháp chế nội bộ không được coi là một giải pháp tối ưu bởi chi phí cho vị trí nhân sự này khoảng 8 đến 10 triệu đồng (Chuyên viên pháp chế) mà hiệu quả mang lại chưa thực sự tốt nhất so với chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho pháp chế nội bộ. Vậy làm thế nào để vừa tối ưu chi phí vừa đạt hiệu quả tốt nhất trong việc đảm bảo doanh nghiệp đang tuân thủ đúng quy định pháp luật trong quá trình hoạt động?

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Tự do kinh doanh là một trong những quyền con người cơ bản được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013. Tùy nhiên, các doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các chủ thể kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh, đây là thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm ghi nhận sự ra đời của các chủ thể kinh doanh. Do đó, trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH TKB xin phép được cung cấp cho Quý khách hàng thông tin sơ bộ về quy trình thành lập doanh nghiệp.

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp thường phải đối mặt với không ít các tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty, đó là các tranh chấp về phần vốn góp, mệnh giá cổ phần, về phân chia lợi nhuận, về tổ chức điều hành doanh nghiệp.... Luật TKB là Công ty tư vấn luật chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, giải quyết tranh chấp nội bộ cho doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo