1900 055 586

Các trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp

01/07/2021 | 554 Lượt xem

1.         Các đối tượng được quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp

Không phải công dân nào cũng được phép thành lập doanh nghiệp. Pháp luật quy định rõ những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp.

 

Theo quy định tại khoản 2, điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, các đối tượng sau KHÔNG có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp:

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
7. Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

2.         Các trường hợp hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp

Quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức còn bị hạn chế theo quy định tại khoản 3 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên doanh nghiệp hợp danh”.

Khoản 1 Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014:“Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của doanh nghiệp hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Căn cứ vào các quy định của pháp luật dẫn chiếu ở trên, nếu Quý Khách hàng cũng như các cá nhân, tổ chức khác không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân tại khoản 3 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014, Quý Khách hàng cũng như các tổ chức, cá nhân khác đều có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

3.         Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi đối chiếu các trường hợp trên, nếu Quý Khách hàng không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp hay hạn chế quyền thành lập. Quý Khách hàng chuẩn bị những giấy tờ sau để chúng tôi tư vấn và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất tại Việt Nam cho Quý Khách hàng:

  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài, cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc cải thiện, nâng cao sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh ở Việt Nam để thu hút các nguồn lực rong và ngoài nước có vai trò đặc biệt quan trọng, thực tế đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về đăng ký kinh doanh. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh mà trọng tâm là đơn giản hóa trình tự đăng ký kinh doanh, nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, để quá trình đăng ký kinh doanh diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm sau:

5 LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN LUẬT SƯ

Cùng với phát triển nhanh chóng của xã hội, các doanh nghiệp đang dần ý thức được vai trò của việc tuân thủ pháp luật đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính tuân thủ quy định pháp luật trong khối doanh nghiệp, hiện nay khoảng 95% các doanh nghiệp lớn đang sử dụng dịch vụ pháp lý nội bộ thông qua Bộ phận pháp chế/ Phòng, Ban pháp chế. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sử dụng pháp chế nội bộ không được coi là một giải pháp tối ưu bởi chi phí cho vị trí nhân sự này khoảng 8 đến 10 triệu đồng (Chuyên viên pháp chế) mà hiệu quả mang lại chưa thực sự tốt nhất so với chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho pháp chế nội bộ. Vậy làm thế nào để vừa tối ưu chi phí vừa đạt hiệu quả tốt nhất trong việc đảm bảo doanh nghiệp đang tuân thủ đúng quy định pháp luật trong quá trình hoạt động?

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

Doanh nghiệp xã hội hiện tại ở Việt Nam chủ yếu hoạt động với mô hình phi lợi nhuận, bạn đang muốn thành lập công ty lấy lợi nhuận để phục vụ cộng đồng hoặc “tối ưu hóa về thuế” thì đây là lựa chọn hợp lý. Hiện tại, điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định 96/2015/NÐ-CP, đã nêu định nghĩa chính thức về DNXH với đầy đủ quyền và nghĩa vụ.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo