1900 055 586

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

04/02/2021 | 435 Lượt xem

1. Doanh nghiệp xã hội là gì

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại Điều 10 Luật doanh nghiệp 2014:

“a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Theo đó, Doanh nghiệp xã hội hoạt động dưới 1 số hình thức như sau:

  • Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận như: các tổ chức, nhóm tình nguyện, hiệp hội, trung tâm của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS…
  • Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận là mô hình kinh doanh mặc dù có lợi nhuận nhưng không bị chia phối về lợi nhuận hay đặt nặng vấn đề về tài chính mà chú trọng vào mục đích chia sẻ các dự án môi trường, xã hội và vì cộng đồng. Đa số lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các hoạt động này.
  • Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là doanh nghiệp do các cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập doanh nghiệp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, thường hoạt động dưới các hình thức của Công ty TNHH hay Công ty Cổ phần. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng phát triển xã hội.

2. Ưu điểm và nhược điểm

a. Ưu điểm

  • Vì bản chất và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội là hoat động phát triển xã hội, bảo về môi trường và các dự án vì cộng đồng nên các doanh nghiệp này được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
  • Doanh nghiệp xã hội được nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Tuy nhiên mỗi ngành, nghề, lĩnh vực doanh nghiệp xã hội lại có những chính sách ưu đãi khác nhau

 

b. Nhược điểm

  • Bên cạnh những doanh ngiệp xã hội hoạt động lành mạnh thì có những doanh nghiệp tổ chức, cá nhận lợi dụng niềm tin của mọi người, các nhà hảo tâm, nhà tài trợ để kêu gọi tài trợ nên cũng làm giảm đi uy tín của doanh nghiệp.
  • Các quy định pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp xã hội còn quá ít và chưa chặt chẽ nên các doanh nghiệp muốn  thành lập hay chuyển đổi sang loại hình này đều còn khá bỡ ngỡ và lo lắng để vận hành doanh nghiệp kết hợp giữa mục tiêu xã hội và hoạt động kinh doanh .
  • Khả năng tiếp cận và huy động nguồn vốn đầu tư thương mại còn hạn chế vì đa phần các DNXH được thành lập từ các cá nhân, có sứ mệnh phục vụ xã hội nên vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn tự đóng góp với quy mô nhỏ. Mà đặc thù lại không vì mục tiêu lợi nhuận nên không thu hút được các nhà đầu tư thương mại.

3. Thủ tục thành lập Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Lưu ý: Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định về đăt tên Công ty thông thường của Luật Doanh nghiệp 2014 và có thể bổ sung thêm cụm từ “XÃ HỘI” vào tên riêng của doanh nghiệp.

3.1 Thành phần hồ sơ thành lập Doanh nghiệp xã hội

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập là Công ty TNHH hay Cổ phần thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xã hội cũng tương ứng với loại hình đó như là:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp)
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần)
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp)
  • Bản sao CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân ( không qua 6 tháng) còn hiệu lực của các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Và có thêm các hồ sơ sau:

  • Bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
  • Quyết định của doanh nghiệp thông qua các nội dung trong bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Chủ sở hữu công ty hoặc HĐTV hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh khi thông qua nội dung bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.2 Nơi nộp và giải quyết hồ sơ

  • Người thành lập doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại Luật doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cập nhật thông tin Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

+ Trường hợp từ chối: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ doanh nghiệp biết.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn luật doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Tự do kinh doanh là một trong những quyền con người cơ bản được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013. Tùy nhiên, các doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các chủ thể kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh, đây là thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm ghi nhận sự ra đời của các chủ thể kinh doanh. Do đó, trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH TKB xin phép được cung cấp cho Quý khách hàng thông tin sơ bộ về quy trình thành lập doanh nghiệp.

NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc cải thiện, nâng cao sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh ở Việt Nam để thu hút các nguồn lực rong và ngoài nước có vai trò đặc biệt quan trọng, thực tế đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về đăng ký kinh doanh. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh mà trọng tâm là đơn giản hóa trình tự đăng ký kinh doanh, nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, để quá trình đăng ký kinh doanh diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm sau:

BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐIỀU LỆ TRONG DOANH NGHIỆP

Ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được Quốc hội biểu quyết thông qua thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Một trong những điểm thay đổi nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014 là những quy định liên quan đến vốn điều lệ cũng như thủ tục góp vốn và đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Những quy định này đã xử lý được bất cập về tình trạng vốn “ảo”, vốn “khống” hay những tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông công ty về tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. Bài viết dưới đây sẽ phân tích bản chất của vốn điều lệ và vai trò của vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

5 LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN LUẬT SƯ

Cùng với phát triển nhanh chóng của xã hội, các doanh nghiệp đang dần ý thức được vai trò của việc tuân thủ pháp luật đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính tuân thủ quy định pháp luật trong khối doanh nghiệp, hiện nay khoảng 95% các doanh nghiệp lớn đang sử dụng dịch vụ pháp lý nội bộ thông qua Bộ phận pháp chế/ Phòng, Ban pháp chế. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sử dụng pháp chế nội bộ không được coi là một giải pháp tối ưu bởi chi phí cho vị trí nhân sự này khoảng 8 đến 10 triệu đồng (Chuyên viên pháp chế) mà hiệu quả mang lại chưa thực sự tốt nhất so với chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho pháp chế nội bộ. Vậy làm thế nào để vừa tối ưu chi phí vừa đạt hiệu quả tốt nhất trong việc đảm bảo doanh nghiệp đang tuân thủ đúng quy định pháp luật trong quá trình hoạt động?

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp thường phải đối mặt với không ít các tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty, đó là các tranh chấp về phần vốn góp, mệnh giá cổ phần, về phân chia lợi nhuận, về tổ chức điều hành doanh nghiệp.... Luật TKB là Công ty tư vấn luật chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, giải quyết tranh chấp nội bộ cho doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo