1900 055 586

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

04/02/2021 | 618 Lượt xem

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Căn cứ các Điều 20, 21, 22, 23, 27, 28 Luật doanh nghiệp 2014;

- Căn cứ Điều 27 và Điều 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Căn cứ Khoản 7 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

II. THỦ TỤCTHÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Luật TKB hướng dẫn hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

Bước

Công việc

Nội dung chi tiết

Thẩm quyền

Thời gian

1

Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

*Hồ sơ thành lập:

1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Quyết định của Chủ sở hữu/Biên bản họp + Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần)/Hội đồng thành viên (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên/Công ty hợp danh)

3. Danh sách cổ đông sáng lập/thành viên góp vốn (đối với Công ty cổ phần/Công ty TNHH 2 thành viên trở lên/Công ty hợp danh)

4. Điều lệ Công ty.

5.Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp

01 ngày làm việc

2

Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Bước 1, Quý Khách hàng tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp hồ sơ bản cứng tại bộ phận một cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở.

 

03-05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

3

Khắc dấu Công ty

Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Quý Khách hàng có thể tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.

 

01 ngày làm việc

4

Công bố mẫu dấu

Để con dấu có hiệu lực và được sử dụng, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Năm 2020, công ty có quyền khắc nhiều con dấu pháp nhân phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

03 ngày làm việc

KẾT QUẢ

1. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

2. Giấy xác nhận cấp mã số thuế

3. Dấu pháp nhân

4. Dấu chức danh

5. Công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

6. Hồ sơ pháp lý lưu tại trụ sở phục vụ kiểm tra Nhà nước.

7. Tìm hiểu và chuẩn bị các thủ tục cần thiết sau thành lập doanh nghiệp.

 

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: luattkb@gmail.com hoặc hotline 1900.055.586

 

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc cải thiện, nâng cao sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh ở Việt Nam để thu hút các nguồn lực rong và ngoài nước có vai trò đặc biệt quan trọng, thực tế đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về đăng ký kinh doanh. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh mà trọng tâm là đơn giản hóa trình tự đăng ký kinh doanh, nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, để quá trình đăng ký kinh doanh diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm sau:

BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐIỀU LỆ TRONG DOANH NGHIỆP

Ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được Quốc hội biểu quyết thông qua thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Một trong những điểm thay đổi nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014 là những quy định liên quan đến vốn điều lệ cũng như thủ tục góp vốn và đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Những quy định này đã xử lý được bất cập về tình trạng vốn “ảo”, vốn “khống” hay những tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông công ty về tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. Bài viết dưới đây sẽ phân tích bản chất của vốn điều lệ và vai trò của vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp thường phải đối mặt với không ít các tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty, đó là các tranh chấp về phần vốn góp, mệnh giá cổ phần, về phân chia lợi nhuận, về tổ chức điều hành doanh nghiệp.... Luật TKB là Công ty tư vấn luật chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, giải quyết tranh chấp nội bộ cho doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

5 LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN LUẬT SƯ

Cùng với phát triển nhanh chóng của xã hội, các doanh nghiệp đang dần ý thức được vai trò của việc tuân thủ pháp luật đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính tuân thủ quy định pháp luật trong khối doanh nghiệp, hiện nay khoảng 95% các doanh nghiệp lớn đang sử dụng dịch vụ pháp lý nội bộ thông qua Bộ phận pháp chế/ Phòng, Ban pháp chế. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sử dụng pháp chế nội bộ không được coi là một giải pháp tối ưu bởi chi phí cho vị trí nhân sự này khoảng 8 đến 10 triệu đồng (Chuyên viên pháp chế) mà hiệu quả mang lại chưa thực sự tốt nhất so với chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho pháp chế nội bộ. Vậy làm thế nào để vừa tối ưu chi phí vừa đạt hiệu quả tốt nhất trong việc đảm bảo doanh nghiệp đang tuân thủ đúng quy định pháp luật trong quá trình hoạt động?

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo