1900 055 586

THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ

04/02/2021 | 705 Lượt xem

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Mức vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và quyết định của các nhà đầu tư. Sau khi thay đổi tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để cấp cho doanh nghiệp Giấy phép kinh doanh mới.

So với thủ tục giảm vốn điều lệ thì thủ tục tăng vốn điều lệ khá đơn giản. Khi thực hiện tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

  1. Về hình thức tăng vốn điều lệ

STT

Loại hình doanh nghiệp

Hình thức tăng vốn

1

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Tăng vốn góp của thành viên;
  • Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của doanh nghiệp;
  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

(Điều 68 Luật doanh nghiệp 2014)

2

Công ty TNHH 1 thành viên

  • Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn;
  • Chủ sở hữu huy động thêm vốn góp của người khác;

(Điều 87 Luật doanh nghiệp 2014)

3

Công ty cổ phần

  • Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ
  • Chào bán ra công chúng (Việc chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.)

(Điều 122, 123 Luật doanh nghiệp 2014)

4

Công ty hợp danh

  • Các thành viên trong công ty góp thêm vốn
  • Tiếp nhận thêm thành viên mới

5

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân tự tăng vốn và đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo số vốn đã tăng

  1. Thủ tục tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp

STT

Loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ

Thẩm quyền/Thời gian xử lý

Ghi chú

1

Công ty TNHH 1 thành viên/Doanh nghiệp tư nhân

- Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật ký).

- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tăng vốn điều lệ (do chủ sở hữu ký).

- Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD).

- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ tăng vốn.

- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục).

Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

(Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc)

Lưu ý:

Nếu công ty TNHH 1 thành viên muốn tăng vốn bằng cách thêm thành viên góp vốn vào công ty thì bắt buộc công ty phải chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần.

2

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên/Công ty hợp danh

- Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật ký).

- Quyết định tăng vốn của hội đồng thành viên (chủ tịch hội đồng thành viên ký).

- Biên bản họp của hội đồng thành viên (chủ tịch hội đồng thành viên và người ghi biên bản ký).

- Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới).

- CMND sao y công chứng của thành viên mới (không quá 6 tháng).

- Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD).

- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ.

 

3

Công ty cổ phần

- Thông báo thay đổi vốn điều lệ (do người đại diện pháp luật ký).

- Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.

- Biên bản họp tăng vốn điều lệ của hội đồng cổ đông (chủ tịch hội đồng cổ đông và người ghi biên bản ký).

- Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới).

- CMND sao y công chứng của thành viên mới (không quá 6 tháng).

- Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD).

- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường không phải người đại diện trực tiếp thực hiện).

 

 

  1. Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014 thì khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ cần nộp ngay và đủ số tiền vốn tăng sau đó mới thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp với Sở Kế họach và Đầu tư.

Lưu ý: Doanh nghiệp cần phân biệt rõ thời hạn góp tăng vốn điều lệ và thời hạn góp vốn khi mới thành lập doanh nghiệp (Theo quy định hiện hành là trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

  1. Những điều cần lưu ý khi tăng vốn điều lệ công ty

Doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau khi chuẩn bị tăng vốn điều lệ của công ty:

  • Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ của công ty bất kì lúc nào cho phù hợp với sự thay đổi cơ cấu hoạt động, thêm thành viên hoặc vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi công ty muốn giảm vốn lại rất khó khăn vì cần cung cấp báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại, đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán khoản vốn giảm, cũng như thanh toán các khoản nợ của công ty. 
  • Sau khi thay đổi vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT để cấp cho doanh nghiệp giấy phép kinh doanh mới.
  • Việc tăng vốn của doanh nghiệp làm tăng mức thuế môn bài doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:
  • Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung.
  • Nộp bổ sung kê khai thuế môn bài theo quy định của pháp luật. 

Cụ thể: “Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế, làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo, thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo. Thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi”.

Về mức phí, bậc lệ phí môn bài sẽ nộp căn cứ theo mức vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký thay đổi, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/ năm;
  • Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/ năm;
  • Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn luật doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty cổ phẩn thành Công ty TNHH và ngược lại đơn giản, nhanh chóng

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể.

Hồ sơ, thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cập nhật mới nhất

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển. Nhưng nhiều trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện và nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ mang đến các thông tin liên quan đến thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để Quý khách tham khảo.

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh có tính chất phức tạp nhất. Nếu doanh nghiệp không nắm rõ những quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, chi phí để tìm hiểu và thực hiện thủ tục. Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có phải thay đổi giấy phép kinh doanh? Có phải thay đổi người đại diện trên giấy chứng nhận đầu tư? Có phải thay đổi các loại giấy phép con của doanh nghiệp? Thủ tục thay đổi giám đốc công ty cần những thành phần hồ sơ giấy tờ gì? Quy định về người đại diện theo pháp luật ra sao? Luật TKB sẽ hỗ trợ Quý Doanh nghiệp làm rõ.

THỦ TỤC THAY ĐỔI CON DẤU CỦA DOANH NGHIỆP

Việc thay đổi con dấu doanh nghiệp được tiến hành vì doanh nghiệp có nhiều lý do cần phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Vậy, trường hợp nào sẽ thay đổi con dấu công ty, thủ tục thực hiện như thế nào, Luật TKB sẽ giải đáp những vấn đề trên.

Thủ tục đăng ký thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp theo luật mới nhất 2021

Việc đặt trụ sở không chỉ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty mà còn liên quan đến các yếu tố pháp lý trong quá trình hoạt động của công ty. Pháp luật Doanh nghiệp quy định, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo