Tên doanh nghiệp là căn cứ để xác định một doanh nghiệp cụ thể với doanh nghiệp khác, là cơ sở để tạo nên thương hiệu trên thị trường. Vì vậy tên doanh nghiệp không nên đặt tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác. Công ty Luật TNHH TKB sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn và thay đổi tên phù hợp, tránh nhầm lẫn và phát sinh tranh chấp sau này.
1. Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp doanh nghiệp
STT
|
Bước
|
Nội dung
|
1
|
Bước 1: Xác định tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
|
Quý khách hàng chỉ cần cung cấp tên dự định thay đổi, Luật TKB sẽ giúp khách hàng tra cứu và đưa ra một số phương án có khả năng đăng ký nếu tên mà khách hàng cung cấp đã bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với công ty khác.
|
2
|
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp và nộp hồ sơ
|
Thành phần hồ sơ thay đổi tên Doanh nghiệp bao gồm:
1. Thông báo thay đổi
2. Biên bản họp (đối với Công ty cổ phần/Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên/Công ty hợp danh)
3. Quyết định thay đổi tên công ty
4. Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
|
3
|
Bước 3: Công bố thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
|
Sau khi Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Luật TKB sẽ làm thủ tục công bố thông tin cho doanh nghiệp.
Công bố thông tin là thủ tục bắt buộc khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
|
4
|
Bước 4: Khắc con dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu
|
Việc thay đổi tên doanh nghiệp sẽ làm thay đổi nội dung khắc trên con dấu mà doanh nghiệp đã công bố trước đó. Vì vậy, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi mẫu dấu cho phù hợp với thực tiễn.
|
2. Các thủ tục doanh nghiệp cần lưu ý thức hiện sau khi thay đổi tên
– Làm lại biển đặt tại trụ sở công ty
– Xử lý hoá đơn cũ sau khi thay đổi:
+ Theo khoản 1 mục 4 Công văn 2010/TCT-TVQT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì:

“Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên từ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) và được sử dụng ngay hóa đơn.”
+ Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế quản lý và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới .
3. Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp
-
Tên tiếng việt và tên tiếng anh của doanh nghiệp đều không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi cả nước.
-
Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký trên phạm vi cả nước.
-
Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.
Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn luật doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.