1900 055 586

Điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường

04/02/2021 | 463 Lượt xem

1. Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2014

2. Quy định về Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông được hiểu là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Các cổ đông có quyền biểu quyết có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp ít nhất mỗi năm một lần theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc theo yêu cầu của Ban kiểm soát trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý hoặc trong các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.

Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp hội đồng quản trị không triệu tập thì Ban kiểm soát phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền thay thế Hội đồng quản trị, ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.

3.Quy định về kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên

Một trong những cuộc họp quan trọng và bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện đó chính là cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên. Việc thực hiện thủ tục tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên phải được tiến hành và tuân thủ các quy định của pháp luật Luật doanh nghiệp năm 2014. 

4.Quy định về Thời gian tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên

Quy định về thời gian tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên: phải áp dụng theo quy định tại Điều 136 Luật doanh nghiệp năm 2014. Về mặt thời gian tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên thì Đại hội đồng cổ đông của công ty bắt buộc phải tiến hành tổ chức thực hiện họp thường niên 04 tháng một lần. Thời điểm tính thời gian thực hiện cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là từ ngày kết thúc năm tài chính của công ty, doanh nghiệp.

5.Quy định về thẩm quyền triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông

Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014. thì thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ là thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Quy định về nội dung của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thì các cổ đông trong công ty sẽ cùng bàn bạc, nêu ý kiến, thông qua các vấn đề liên quan trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp như: Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại ; Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; …..và những nội dung khác được quy định trong  Luật doanh nghiệp năm 2014

6.Quy định về điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông bất thường

Tại Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2014 mới nhất áp dụng năm 2020 quy định cụ thể và chi tiết về điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

“1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 139 của Luật này.”

Như vậy, ta có thể thấy để tiến hành được cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thì số cổ đông tham dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trong trường hợp số cổ đông tham dự họp Đại hội đồng cổ đông không đủ hoặc thấp hơn 51% thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ bị hoãn lại hoặc không được tiến hành. 

Sau lần tiến hành họp thứ nhất bị hoãn hoặc không tổ chức được thì hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát sẽ tiến hành thực hiện tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai, thứ ba. Mỗi lần tiến hành họp thì phần trăm số cổ đông tham gia sẽ bị gỉam xuống lần lượt còn 33% và không phụ thuộc và số phiếu tham dự của số cổ đông.

7.Quy định về chương trình và nội dung của Đại hội đồng cổ đông bất thường

Căn cứ theo điều 138 Luật doanh nghiệp năm 2014 mới nhất áp dụng năm 2020  có quy định về nội dung và chương trình họp Đại hội đồng cổ đông như sau:

“1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.

2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông hoặc thông tin tương đương, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.

3. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;

b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

4. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.”

Việc tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 138 về nội dung và chương trình họp đại hội đồng cổ đông.

8.Quy định về quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:

+ Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề liên quan đến việc mua, bán cổ phần, mức cổ tức hàng năm cho từng loại cổ phần

+ Đại hội đồng cổ đông thực hiện việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty

+ Đại hội đồng cổ đông đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ trong công ty

+Đại hội đồng cổ đông thông qua báo cáo tài chính hàng năm, đưa ra các định hướng phát triển công ty

+Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại, giải thể công ti và các vấn đề quan trọng khác theo quy định của điều lệ công ty

Trên đây là nội dung Điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường Công ty Luật TKB gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.

Trân trọng!

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo