1900 055 586

Nên làm gì khi bị lấn chiếm đất?

28/03/2022 | 4385 Lượt xem

1. Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?

Hành vi này được quy định tại Nghị định 91/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, hành vi lấn đất là hành vi lấn đất là việc mà người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc thời giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất mà không có sự cho phép của một trong hai chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó.

Hành vi Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định như trên, việc xây nhà trên phần đất lấn chiếm của người khác là hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật.

2. Xử lý thế nào khi bị lấn chiếm đất?

Căn cứ quy định tại Điều 265 luật Đất đai về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản thì ranh giới này được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng và ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch do cơ quan nhà nước đã quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Do đó hàng xóm và các chủ sở hữu đất liền kề có nghĩa vụ tôn trọng ranh giới, trong phạm vi ranh giới, người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác theo quy định.

Thứ nhất: Hòa giải cho hai bên gia đình

Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là phương thức xử lý đầu tiên đối với hầu hết các tranh chấp liên quan tới đất đai.

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận, các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND đó. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, và lưu 01 bản tại UBND thực hiện giải quyết tranh chấp.

Nếu hòa giải thành, các bên có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng như đã cam kết. Trong trường hợp có vi phạm hoặc không hòa giải thành, bên bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo như cách 2.

Thứ hai: Thực hiện khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

Sau khi hòa giải tại cơ sở mà các bên vẫn không giải quyết được tranh chấp thì có quyền thực hiện khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất đang  tranh chấp để giải quyết.

Hồ sơ gồm:

+ Đơn khởi kiện;

+ Biên bản hòa giải;

+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện: bản sao sổ hộ khẩu, bản sao chứng minh thư,….;

+ Giấy tờ chứng minh căn cứ có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà: GCNQSDĐ; giấy tờ khác như biên lai nộp thuế sử dụng đất, giấy chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất, di chúc,… (trong trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ);

+ Giấy tờ tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện (nếu có).

3.Trách nhiệm pháp lý của người có hành vi lấn chiếm đất đai

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà người có hành vi lấn đất bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất: Xử phạt hành chính

Tùy thuộc vào từng loại đất và diện tích lấn chiếm mà người có hành vi vi phạm bị xử phạt bằng tiền với mức phạt là khác nhau và các biện pháp nhằm khắc phụ hậu quả, được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người có hành vi lấn chiếm đất đai trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất hoàn toàn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Trên đây, chúng tôi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới nội dung Cần phải làm gì khi bị lấn chiếm đất đai, đây là một vấn đề mà khá nhiều gia đình hiện đang gặp phải. Việc tìm được cách giải quyết phù hợp, tuân thủ theo quy định của pháp luật là điều vô cùng cần thiết, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình và vừa tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra.

Để được hỗ trợ chi tiết về nội dung này, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật TKB thông qua số hotline: 1900.055.586 hoặc nhắn tin qua fanpage: Luật TKB (https://www.facebook.com/TKBlawfirm.vn) để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo