1900 055 586

QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

02/08/2022 | 311 Lượt xem

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

- Bộ Luật Dân sự 2015

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

2. Quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con

Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ 2014 quy định:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Theo quy định này, quyền và nghĩa vụ đối với con luôn được đặt ra với người làm cha, làm mẹ, không phụ thuộc và quan hệ hôn nhân của cha mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt quan hệ vợ chồng hoặc chấm dứt quan hệ sống chung như vợ chồng hay chưa, được quy định cụ thể tại Điều 14 và Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Như vậy, cha mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con kể cả khi không chung sống với nhau nữa. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hơp sau đây: Con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Theo Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Quyền nuôi con khi ly hôn được xác định như sau:

a. Trường hợp cha mẹ thoả thuận về quyền nuôi con khi ly hôn:

Cha mẹ có thể thỏa thuận với nhau để cha hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con và người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu con từ đủ 07 tuổi đến dưới 18 tuổi, Tòa án sẽ triệu tập để lấy lời khai về nguyện vọng sống với cha hoặc mẹ.

b. Trường hợp cha mẹ không thể thoả thuận về quyền nuôi con khi ly hôn:

Trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Quyền nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi: Được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Quyền nuôi con khi con từ 36 tháng tuổi và dưới 7 tuổi: Nếu con trên 03 tuổi thì quyền nuôi con của cha, mẹ là như nhau. Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét ai là người trực tiếp nuôi con tốt hơn (Điều kiện về vật chất, về tinh thề, về nguyện vọng của con,...) Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ giao cho người giám hộ.
  • Quyền nuôi con khi con từ 7 tuổi: Khi quyết định ai trực tiếp nuôi con thì ngoài cân nhắc điều kiện của cha mẹ, Tòa án sẽ lắng nghe ý kiến của trẻ để tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định.

4. Quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng

Điều 82, Điều 110 Luật HN&GĐ 2014 quy định khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Các phương thức cấp dưỡng cũng khá linh hoạt, có thể cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận.

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Tòa án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15% – 30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

5. Quy định về thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền nuôi con khi ly hôn được thay đổi khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm socsm nuôi dưỡng, giáo dục.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo