1900 055 586

Thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch

04/02/2021 | 671 Lượt xem
  1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

  1. Khái niệm cải chính hộ tịch

Trước tiên chúng ta tiến hành phân tích các khái niệm có liên quan bao gồm:

  • Hộ tịch: được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014 là những sự kiện được pháp luật ghi nhận, để xác định tình trạng nhân thân của công dân trong suốt quá trình từ khi công dân sinh ra cho đến khi công dân chết đi;

  • Đăng ký hộ tịch: đây được xác định là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện công tác quản lý về dân cư;

Trong đó nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm các nội dung xác nhận vào Sổ hộ tịch (đăng ký khai sinh; khai tử; đăng ký kết hôn; đăng ký giám hộ; đăng ký nhận cha, mẹ, con; cải chính, thay đổi, bổ sung thông tin hộ tịch và xác định lại dân tộc của công dân) và các nội dung ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi (xác định lại giới tính, cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; nhận, chấm dứt việc nuôi con nuôi; công nhận việc kết hôn, giám hộ; ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật; tuyên bố, hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, người bị mất hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật);

  • Cải chính hộ tịch: được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP là việc cán bộ tư pháp – hộ tịch thực hiện việc chỉnh sửa thông tin cá nhân của công dân trong Sổ hộ tịch hoặc chỉnh sửa ngay trên bản chính giấy tờ hộ tịch.

Việc thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để chứng minh có sự sai sót trong quá trình xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch ban đầu là do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc do người yêu cầu đăng ký hộ tịch khi báo các thông tin sai lệch.

  1. Thẩm quyền cải chính hộ tịch

Hai cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch bao gồm: 

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đã đăng ký hộ tịch hoặc nơi cư trú của công dân hiện nay: thực hiện cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên và tại thời điểm cải chính hộ tịch đang cư trú ở trong nước.
  1. Hồ sơ cải chính hộ tịch

Người có yêu cầu cải chính hộ tịch chuẩn bị một bộ hồ sơ, trong đó bao gồm các giấy tờ và tài liệu như sau:

– Giấy tờ hộ tịch gốc (ví dụ: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn,…);

– Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;

– Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch (áp dụng theo mẫu chung được ban hành);

– Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú hoặc Giấy đăng ký tạm trú của công dân;

– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh căn cứ của việc thông tin bị sai sót, nhầm lẫn hoặc các tài liệu khác để làm căn cứ cho việc cải chính hộ tịch. 

  1. Thủ tục cải chính hộ tịch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Người đăng ký cải chính hộ tịch nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền về cải chính hộ tịch để tiếp nhận thông qua bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân.

Có thể đến tại cơ quan có thẩm quyền nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đường bưu điện. 

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Công chức tư pháp – hộ tịch sau khi tiếp nhận hộ sơ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ cải chính hộ tịch và thực hiện các công việc theo luật định.

Nếu hồ sơ hợp lệ, phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hộ tịch và pháp luật có liên quan, thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi nội dung cải chính vào Sổ hộ tịch, ghi nội dung cải chính (chỉ áp dụng đổi với Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn), ký tên cùng người yêu cầu cải chính hộ tịch vào sổ. Sau đó đề trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện cấp trích lục hộ tịch.

Bước 4: Trả kết quả và gửi thông báo

Công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành trao cho người đăng ký bản trích lục hộ tịch hoặc Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy khai sinh cho người đăng ký cải chính hộ tịch.

Tiến hành gửi văn bản thông báo và bản sao trích lục hộ tịch sau khi thực hiện việc cải chính hộ tịch xong đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây của công dân nếu nơi thực hiện đăng ký cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch ban đầu. Nếu nơi đăng ký hộ tịch ban đầu là Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thì không thể gửi trực tiếp mà phải gửi đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến cơ quan này. 

Sau khi tiếp nhận văn bản thông báo và bản sao trích lục hộ tịch thì Ủy ban nhân dân nưới đăng ký hộ tịch ban đầu hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành cử cán bộ ghi vào Sổ hộ tịch các nội dung bao gồm:Số hiệu; ngày, tháng, năm cải chính hộ tịch; tên cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục hộ tịch; họ và tên người ký trích lục hộ tịch và tiến hành báo cáo đến thủ trưởng cơ quan để ký và đóng dấu xác nhận vào Sổ hộ tịch. 

  1. Thời gian thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch

Thủ tục cải chính hộ tịch được thực hiện trong vòng ba ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên thời hạn này có thể được kéo dài thêm ba ngày làm việc nữa nếu trong trường hợp cần phải xác minh lại.

Như vậy đối với các giấy tờ liên quan đến vấn đề hộ tịch của công dân mà có sai sót về thông tin thì pháp luật haofn toàn cho phép công dân có thể thực hiện việc cải chính, đính chính thông tin để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của sự thật cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

Lưu ý khi cải chính hộ tịch:

  • Nếu trong trường hợp nộp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và giấy tờ chứng minh căn cứ cải chính phải là bản sao photo công chứng, chứng thực. 
  • Các trường hợp nội dung cải chính hộ tịch khác nhau thì thành phần hồ sơ cũng sẽ có sự khác nhau nhất định. 

Trên đây là nội dung Thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch Công ty Luật TKB gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.

Trân trọng!

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI

Với nhiều lý do và mục đích khác nhau, việc nhận con nuôi trong đời sống xã hội Việt Nam đã tồn tại từ lâu và dần trở nên phổ biến. Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khá nhau, Tùy theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên có thể phân thành hai cách thức điển hình đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội và quan hệ nuôi con nuôi về mặt pháp lý. Để quan hệ nuôi con nuôi được đảm bảo bởi pháp luật thì người nhận con nuôi phải làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Quyền cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật ghi nhận và bảo vệ có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân, đây là yếu tố tinh thần gắn liền với mỗi cá nhân, hình ảnh của mỗi cá nhân bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm… Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.

THỦ TỤC THAY ĐỔI HỌ TÊN TRÊN GIẤY KHAI SINH

Họ, tên và vấn đề hộ tịch quan trọng và sẽ theo một cá nhân đến hết cuộc đời của họ. Do vậy, có rất nhiều trường hợp cá nhân có nhu cầu thay đổi họ và tên của mình nhưng chưa nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến việc thay đổi này.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo