1900 055 586

Nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

04/02/2021 | 546 Lượt xem

1.Căn cứ pháp lý

Thông tư 166/2013/TT-BTC

Nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay do không nắm rõ quy định của pháp luật dẫn đến việc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Vậy doanh nghiệp phải làm gì khi bị đóng mã số thuế ?

2.Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa bị đóng buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…

3.Khi nào doanh nghiệp bị đóng mã số thuế?

  • Không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh: Cán bộ cơ sở kiểm tra trụ sở công ty nhưng không thấy treo biển hiệu và không có hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
  • Không nộp tờ khai thuế: do giám đốc doanh nghiệp không nắm vững quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế dẫn đến không nộp tờ khai ở một hoặc nhiều kỳ liên tục;
  • Không nộp tiền thuế khi có phát sinh;
  • Không phản hồi thông báo của cơ quan thuế về các vấn đề nêu trên khi cơ quan thuế gởi thông báo quá 3 lần.

4.Các việc không thể thực hiện khi bị khóa mã số thuế

  • Không được xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng;
  • Không được chấp nhận các loại tờ khai đã nộp qua hệ thống thuế điện tử:
    • Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế TNCN (nếu có);
    • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
    • Các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, bộ báo cáo tài chính năm,…

5.Làm gì khi bị khóa mã số thuế?

Khi phát hiện công ty bị khóa mã số thuế, hãy liên hệ ngay với cán bộ quản lý thuế của doanh nghiệp, để tra cứu tình trạng thuế của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Trên đây là nội dung Mức xử phạt chậm nộp báo cáo tài chính Công ty Luật TKB gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.

Trân trọng!

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Thuế là một công cụ làm tăng nguồn kinh phí cho Nhà nước giúp cơ quan Nhà nước duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.

Tư vấn về thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản lý các doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện đánh thuế vào các khoản lợi nhuận đó, khoản thuế này được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp có bộ phận kế toán thực hiện chức năng tính thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng một số doanh nghiệp nhỏ và vừa lại bỏ qua bộ phận này và cũng chưa rõ về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào.

Dịch vụ tư vấn kế toán thuế tại Hà Nội nhanh chóng, tin cậy

Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước. Nhà nước chỉ có thể quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. Ngược lại, doanh nghiệp cũng chỉ có thể kinh doanh ổn định và báo cáo thuế thuận lợi khi thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình khai báo thuế. Công ty Luật TKB có thể hỗ trợ quý khách với dịch vụ tư vấn kế toán thuế tại Hà Nội nhanh chóng, tin cậy.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 1900 055 586  

Email: info@tkblaw.vn

Website: https://tkblaw.vn/

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo